Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thời báo Ba Lan ‘xếp hạng’ Hồ Chí Minh

Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.

Cũng như nhiều sự bình chọn trước đó của các trang mạng khác, các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt.

Những nhân vật của Polska Time như sau:

* 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia

* 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên

* 3 – Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam

*4 – Pol Pot, Campuchia, cầm quyền 1975-1979, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 – 2,4 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Campuchia

* 5 – Saddam Hussein, Irad, cầm quyền 1969-2003, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Kurd

*6 – Yahya Khan, Pakistan, cầm quyền 1969-1971, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 đến 12 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Bangladesh

*7 – Hideki Tojo, Nhật Bản, cầm quyền 1941-1944, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: hành quyết thường dân trong chiến tranh thế giới thứ II.

* 8 – Vladimir Lenin, Nga, cầm quyền 1917-1924, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: nội chiến ở Nga

* 9 – Hoàng đế Hirohito Nhật Bản, cầm quyền 1926-1989, chịu trách nhiệm về cái chết của 6 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát ở Nam Kinh

* 10 – Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc, cầm quyền 1928-1949, chịu trách nhiệm về cái chết của 10 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát tại Đài Loan vào năm 1947

* 11 – Adolf Hitler, Đức, cầm quyền 1933-1945, chịu trách nhiệm về cái chết của 17-20 triệu người; tội ác lớn nhất: Holocaust

* 12 – Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag

* 13 – Mao Trạch Đông, Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm về cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói lớn và Cách Mạng Văn Hóa.
Hồ Chí Minh- Ảnh trên tờ Polska Times
Cũng cần nói thêm, Polska Times là tờ báo có số lượng truy cập khá lớn. Theo Alexa Ranking, lượng người đọc của tờ này đứng hạng thứ 30.000 trong số hàng chục triệu trang mạng trên toàn thế giới.





© Đàn Chim Việt

Đại Âm Mưu Hòa Hợp Hòa Giải

Lời đầu: Bài viết Đại Âm Mưu Hòa Hợp Hòa Giải của tác giả Nguyễn Nhơn, được đăng tải trên trang mạng HonViet. Chúng tôi đăng lại với mục đích giúp quý độc giả tham khảo những nguồn thông tin, quan điểm trái chiều. Bài viết không thể hiện quan điểm của chúng tôi.
Tôi rất đắn đo khi viết xuống bài nầy. Đang khi trào lưu ký tên vào “Bản Tuyên bố Công dân Tự do” của Nguyễn Đắc Kiên đang phát triển rầm rộ. Đang khi những bản Tuyên ngôn, Tuyên bố của các tổ chức chánh trị, tôn giáo đang phổ biến ào ạt. Tôi viết ra những ý kiến trái chiều, xem ra lạc lõng, nếu không muốn nói là tiêu cực, thiếu thiện chí. Nhưng vì lương tâm không thể im tiếng.

Tục ngữ có câu: Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không cạn lẽ là bất nghĩa. Tôi là một cá nhân nhỏ bé, không dám tự hào là mình biết. Nhưng trước vận mệnh đất nước, là con dân tự ý thức trách nhiệm nên mạnh dạn phát biểu ý kiến.

Đại âm mưu Hòa hợp Hòa giải

Ngày 25/2/2013, Tổng bí thư đảng csvn phát biểu tại Vĩnh Phúc:” ...Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!…

Ngay ngày hôm sau, nhà báo Gia đình và Xã hội Nguyễn-Đắc-Kiên viết trên blog bài viết nẩy lửa trong đó 5 điểm sau đây, nay trở thành “Bản Tuyên bố Công dân Tự do” đang được luân lưu thu nhận chữ ký:

1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.”

Lập tức, Nguyễn Đắc Kiên bị cho nghỉ việc. Vài hôm sau, Nguyễn Đắc Kiên viết trên blog hai bài liên tiếp kêu gọi hòa hợp, hòa giải, thậm chí đặt điều kiện tiên quyết để hòa hợp hòa giải là không truy cứu “hồi tố” các tội phạm của bọn cs cầm quyền hiện nay đã gây ra:

“Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ.”

Trong bài viết “Về một vài định kiến tai hại”, Nguyễn Đắc Kiên còn đi xa hơn, xóa nhòa các ý niệm về “phản động,” “Diễn biến Hòa bình”, “Thế lực thù dịch”, nghĩa là xóa nhòa phân biệt giữa người dân bị áp bức, bất công với bọn cọng sản cầm quyền phạm tội, cũng có nghĩa là bất phân thiện, ác:

“Bản tuyên bố đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, từ bác giáo sư, đến cô bác sỹ… đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?

Câu in đậm kể trên rõ ràng là cưỡng ép, lập lờ đánh lận con đen: Người ta ký tên là ký xác nhận“Quyền công dân Tự do” chớ có phát biểu gì về vụ xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải đâu?

Đặt vào miệng những người ký tên vào bản tuyên bố ý tưởng xóa bỏ hận thù HHHG là trí trá, thiếu lương thiện.

Vả lại, giữa người dân với nhau, dù trong hay ngoài nước thương nhau còn không hết, làm gì có thù oán mà XÓA BỎ HẬN THÙ, HÒA HỢP HÒA GIẢI?!
Trước thái độ quay quắt, tiền hậu bất nhất như vậy, có thể diễn giải bằng hai cách:

Một là sau phút xuất thần, viết nên bản văn chân thật hùng hồn, đến khi bị cho nghỉ việc mới tự viết hai bài “phản tỉnh” lập công.

Hai là bị ép buộc phải viết tiếp hai bài như vậy, nếu không sẽ bị bắt bỏ tù.

Cho nên mới có việc phân trần rằng tôi muốn sống yên phận làm biên tập viên nhà xuất bản do TS. Nguyễn Quang A vận động giúp!

Dầu sao thì sự việc cũng đã dở dang, những người ngay tình ký vào bản Tuyên bố nếu thật tâm MUỐN có những điều mình muốn thời phải tiếp tục công cuộc vận động công luận “ý thức về Quyền Công dân Tự do” và … SẴN SÀNG ĐỨNG LÊN TRANH ĐẤU ĐỂ ĐÒI CHO ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU MÌNH MUỐN. “TỰ DO KHÔNG CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG!”

Những màn trình diễn Hòa hợp Hòa giải ngoạn mục

Đầu tháng 3, 2013, trên các trang mạng xuất hiện những hình ảnh thật giựt gân: Thứ trưởng ngoại giao vc Nguyễn Thanh Sơn cặp kè với cái gọi là Chủ tịt Hội người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Foundation) Nguyễn Đạc Thành, thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và thắp nhang trước Đài Tử sĩ VNCH!

Người xem ngẩn ngơ tự hỏi làm sao có chuyện mèo khóc chuột một cách hoành tráng làm vậy?!

Câu chuyện còn đang râm rang thì ngày 7/3/2013, Tổng Lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân hướng dẫn một phái đoàn bề thế cũng hoan hĩ viếng thăm nơi mồ tử sĩ ấy và cũng thắp nhang trịnh trọng y như dzậy.

Như vậy là chuyện gì đây?

Trong khi các chú em nhỏ trong nước hí hửng nhảy cà tưng hô hoán: Ngày vẽ vang VNCH đã tới rồi: Mai mốt Nghĩa trang QĐBH sẽ được tái thiết huy hoàng, gã cựu chức việc tui lòng buồn rười rượi, nghĩ xa, nghĩ gần về một thời bán buôn chánh trị trên xương trắng của tử sĩ Miền Nam trong những ngày sắp tới!

Cứ liên kết cái bản “Tuyên bố Công Dân Tự do” của Nguyễn Đắc Kiên với hai bài “kêu gọi Hòa hợp, Hòa giải” với “hai màn trình diễn” kể trên thì có thể mường tượng ra được tấn tuồng treo đầu dê, bán thịt chó sắp xảy ra.
Trước hết là trường hợp Nguyễn Đắc Kiên, một anh phóng viên tầm tầm lại cả gan giở giọng giọng một, giọng hai với Tổng Bí Thư Đảng cao nhất nước như vậy? Phải chăng có ai đó cở Đồng chí X bật đèn xanh thì chú em nhà báo nhỏ xíu kia mới dám vừa cà khịa Tổng Bí vừa lớn tiếng kêu gọi HHHG mới được chớ!

Trường hợp Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn thì cũng dzậy, chí ít thì cũng phải cỡ Tể ba Dê trở lên chấp thuận hay chỉ đạo thì mới dám vác đầu đi lễ bái tử sĩ “ngụy quân” như vậy.

Trường hợp TLS. Mỹ thì cũng vậy, phải có sự chấp thuận trước của Đại sứ Mỹ mới hướng dẫn một phái đoàn chánh thức viếng thăm Nghĩa trang QĐVNCH, chớ đâu phải thăm viếng riêng tư với tư cách cá nhân.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao bọn trùm csvn lại dám đơn phương hành động gọi là HHHG với “Mỹ – Ngụy” như vậy?
Chánh phủ Đoàn kết Dân tộc

Bọn viên chức Tổng Lãnh sự Tàu cọng Thành hồ dù có ham ăn, ham ngủ thì bọn tình báo Hoa Nam cũng đâu thể ngủ mê. Vậy thì làm sao mà để cho bọn tôi tớ An nam “làm ngụy” như dzậy? Câu trả lời thật giản dị: “Đế quốc Mỹ” đã thỏa thuận với “ Đại xì thẩu” Tàu đưa chú nhỏ CS An nam trình diễn HHHG ba bề, bốn bên để vỗ yên đám đông dân Việt đang làm ầm ĩ về tham nhũng thúi nát bên trong và nhượng biển đông cho Tàu cọng, có cơ nổi lên làm loạn.
Nếu sự thể diễn tiến xuôi chèo, mát mái thì rồi đậy, khi Mỹ thỏa thuận được với Tàu cọng về vấn đề Biển Đông thì Việt Nam cũng có một thứ gọi là Chánh Phủ Đoàn Kết Dân tộc mà thực chất vẫn là cọng sản trá hình, phục vụ cho quyền lợi Tàu là chính, hợp tác phần nào với Mỹ là phụ.

Rồi đây, một lần nữa, số phận Đất nước lại do bọn cọng sản đưa vào tay người ngoài dịnh đoạt!

Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cọng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.

Làm được như vậy mới khỏi hổ thẹn với công lao của Tổ Tiên trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.


Nguyễn-Nhơn

ĐẢNG ĐÃ TUYÊN CHIẾN VỚI NHÂN DÂN!!!



Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 167 (15-03-2013)
GIAITHE 
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? Như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!... Ở đâu nữa nào?… Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này !” Những lời ấy, phát xuất từ nhân vật cao cấp nhất của đảng CS, thốt ra nhân một sinh hoạt chính trị quan trọng nhất của đất nước, nhắm vào tập thể rộng lớn nhất của Dân tộc (hàng chục triệu con người đang đòi đất đai tài sản và đòi tự do dân chủ) quả là đáng khắc vào bia miệng ngàn năm và ghi… vào hồ sơ công lý! Nói ra từ một đầu óc từng nổi tiếng với 4 kiên định: kiên định học thuyết Mác-Lê, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định chế độ độc đảng, kiên định kinh tế quốc doanh chủ đạo, và nay là với 4 “đại” không: không bỏ điều 4, không đa nguyên đa đảng, không tam quyền phân lập, không để quân đội thoát khỏi bàn tay đảng, đó chỉ có thể gọi là một lời tuyên chiến long trọng với nhân dân (chưa kể là một lời xấc láo hỗn xược và lú khờ ngu xuẩn của một tên đầy tớ năng tự xưng như thế nhưng luôn tự coi mình là ông chủ).
Người dân chưa kịp tức vì không ngờ bị đảng CS mà Nguyễn Phú Trọng là đại diện tỏ ra khinh thường và xúc phạm đến mức độ ấy (tha thiết mời người ta góp ý, nhưng khi người ta nói ngược ý mình thì mạt sát lại còn đe dọa), cũng như chưa kịp mừng vì những phát biểu ấy đã làm cho cả thế giới thấy được cái bộ mặt hết sức trâng tráo và gian manh của cộng đảng, cái trí tuệ và tư cách hết sức thấp kém đê hèn của lãnh đạo chế độ, cái nghị quyết “lấy ý” hết sứcbịp bợm và vụng về của Quốc hội. Thì chỉ hơn tuần sau, ngày 06-03, Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội gia nô, đã ra một công thư khẩn, gởi đến mọi cấp ủy cộng đảng, mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi địa phương, để tiếp tục “chỉ đạo sát sao” (nghĩa là lèo lái, ép buộc) việc nhân dân góp ý cho Dự thảo HP của đảng. Sau khi cao giọng lên án: “Ở một vài địa phương đã phát hiện có một số cá nhân lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta”, Nguyễn Sinh Hùng lớn tiếng đe dọa phải đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng cơ hội như vậy để “chống phá”các định chế “cao quý” của ông ta!
Được viết sau Kiến nghị 7 điểm rất chí lý và Dự thảo Hiến pháp mang tính dân chủ của 72 trí thức nhân sĩ ngày 19-01, sau Lời Tuyên bố đầy khẳng khái của các Công dân tự do ngày 28-02, sau Thư nhận định và góp ý hết sức xác đáng lẫn mạnh mẽ của Hội đồng Giám mục VN ngày 01-03 (cả 3 văn kiện phản bác toàn bộ Dự thảo của CS này lại kéo theo hàng chục ngàn chữ ký ủng hộ), công thư khẩn của Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ vang vọng và củng cố lời tuyên chiến của đảng đối với nhân dân mà nay trước mắt CS chỉ là những kẻ thù nguy hiểm!
·Chính vì thế mà quân đội và công an, hai lực lượng chiến đấu, vốn có bổn phận “tuyệt đối trung thành với đảng trước cả Tổ quốc nhân dân và phải bảo vệ đảng trước cả nhân dân và Tổ quốc” (Điều 70 Dự thảo HP sửa đổi) được lập tức lôi vào cuộc, như Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh ngày 28-12-2012: “Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương phải… đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng”. Người ta nhận thấy hầu hết các bài viết phản bác việc bỏ Điều 4 HP, thừa nhận đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hộikhông cần thông qua bầu cử, khẳng định quân đội phải là của đảng, trung thành tuyệt đối với đảng… đều xuất phát từ Quân đội và Công an. Lực lượng thứ ba, Ban Tuyên giáo Trung ương, vốn có trách nhiệm giữ vững tư tưởng cán bộ đảng viên, cũng có một số bài viết bảo vệ “quyền lãnh đạo tuyệt đối và đương nhiên” của đảng, nhưng giọng điệu ít hung hăng và giáo điều hơn hai lực lượng vũ trang này. Thử điểm qua vài khuôn mặt.
Trước hết có lẽ là Trung tướng “Phó Giáo sư-Tiến sĩ” Nguyễn Tiến Bình, nguyên chính ủy Học viện quốc phòng. Ngay từ 20-04-2011, ông ta đã viết trên báo QĐND (chắc để dọn đường cho đàn em) rằng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng, các thế lực thù địch đã tăng cường những âm mưu, thủ đoạn nhằm “phi chính trị hóa” quân đội, tập trung bài xích cơ chế lãnh đạo của đảng đối với quân đội, hạ thấp vai trò của hệ thống tổ chức đảng, hệ thống chính ủy, công tác chính trị trong quân đội, ra sức truyền bá quan điểm đòi “quốc gia hóa quân đội”.Mới đây, ngày 13-03-2013, ông ta còn nói: “Thực tiễn gần 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND đã chứng minh và khẳng định vấn đề có tính quy luật: phải luôn coi trọng hàng đầu việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị”vì “sức mạnh chính trị là đặc trưng bản chất và là ưu thế vượt trội trong sức mạnh của quân đội ta, một quân đội kiểu mới trong lịch sử nhân loại, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc do đảng Cộng sản lãnh đạo”. Bản chất chính trị của quân đội kiểu mới này thể hiện ở“sự trung thành tuyệt đối với Đảng, ở nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội” (CAND 14-03-2013).
Tiếp đến là Đại tá, Phó Giáo sư Nguyễn Bình Ban, quyền Viện trưởng Viện Lịch sử Công an. Ông ta viết: “Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, chống xâm lược thống nhất đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng ta đã được cả dân tộc thừa nhận và tuân theo”. Đoạn ông hô hào : “Chúng ta kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch và cơ hội, xét lại, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng hoặc chỉ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, đòi Đảng trả lại quyền lực cho nhân dân khi kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực chất là đòi hạ bệ, tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chống lại xu thế phát triển của cách mạng VN là tiến lên Chủ nghĩa Xã hội…” (CAND 23-02-2013). Rõ ràng những tướng lãnh này chỉ biết nói lấy nói được, bất chấp thực tế là quân đội đã phải hy sinh xương máu hết sức to lớn (do chiến thuật thí người của CS) để xây ngai vàng cho đảng và tạo hố khốn cùng cho dân tộc; bất chấp thực tế là công an luôn được đảng xử dụng như công cụ mù quáng để khủng bố tinh thần, cướp bóc tài sản, đày đọa cuộc sống của đồng bào ngõ hầu đảng có thể yên tâm thống trị và hưởng thụ dài lâu.
· Để tấn công giới trí thức nhân sĩ dân chủ, nhiều “tay chân mang học vị” của chế độ cũng ào ào lên tiếng. Tiêu biểu như “Giáo sư-Tiến sĩ” Hoàng Chí Bảo, ủy viên HĐ Lý luận TW. Ông khẳng định trên Vietnamnet ngày 08-03: “Đảng với nhân dân, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc, phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định điều 4”. Ông còn quả quyết: “Đảng có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng làm lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp… Điều 4 lần này đã hiến định địa vị pháp lý của Đảng một cách rõ ràng, thuận lòng dân và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại”. Quả là lối đồng hóa đảng với nhân dân hết sức trắng trợn và xưng tụng công đức đảng hết sức trâng tráo. Đảng mà đạo đức và vì dân vì nước thật sao?
Trên Vietnamnet ngày 09-03 lại xuất hiện khuôn mặt của “Tiến sĩ-Viện sĩ” Nguyễn Chơn Trung, từng là Chủ nhiệm UB về người Việt ở Nước ngoài. Phê bình đa nguyên đa đảng, ông ta nói: “Bản thân tư tưởng đa đảng, đa nguyên không sai nhưng có sai hay không là ở người sử dụng nó như thế nào. Bác Hồ khi thành lập nước cũng mời các đảng phái có nhiều xu hướng chính trị khác nhau tham gia nhưng với mục tiêu là chống Pháp xâm lược…”Đúng là một kiểu lý luận nực cười. Đa nguyên đa đảng là 1 hình thái mở trong sinh hoạt chính trị, tôn trọng khác biệt, hướng tới tự do và tiến bộ cho xã hội. Người ta có quyền chấp nhận hoặc tẩy chay nó, chứ không phải là sử dụng nó cách đúng hay sai. Từ lý sự cùn này, Ng. C. Trung xuyên tạc lịch sử: “Nhưng càng về sau, khi đối đầu với sự sống chết, nhiều đảng tự rời bỏ kháng chiến, thậm chí theo giặc để chống lại cách mạng, chống lại nhân dân… Lịch sử đã chứng minh không có đảng nào xả thân quên mình làm nên thành tựu vĩ đại như vậy. Từ đó ta khẳng định không có đảng nào thay thế đảng CSVN hiện nay được”. Rõ ràng những kẻ mang học vị đầy mình như thế, với bộ dạng cũng nghiêm trang đạo mạo như ai, chỉ là những máy nói, những con vẹt, những tên đầy tớ vô liêm sỉ chẳng hề biết thế nào là biện luận hợp lý và phán đoán chân thực.
· Cuộc tiến công vào nhân dân nói chung thì đang thực hiện qua chiến dịch cưỡng bức chấp nhận Dự thảo sửa đổi HP đầy sai trái của Quốc hội mà thí điểm đầu tiên là tại SG. Kiểu “trưng cầu dân ý” gian manh và ép buộc này đang được tung ra với toàn bộ “sức mạnh chính trị” của chế độ: hàng vạn cán bộ tuyên vận đến nhà thúc giục, dọa nạt, hàng triệu văn bản HP đối chiếu được in phát không từ hàng ngàn tỷ tiền thuế, hàng trăm cò mồi xuất hiện trên truyền hình để đầu độc công luận. Trận tấn công tư tưởng này dự kiến mở rộng trên cả nước kéo dài đến cuối tháng 9 năm nay. Và sau đó là bắt đầu cuộc bố ráp trả thù những ai góp ý ngược với đảng.
· Cũng nằm trong trận chiến chống nhân dân, có lẽ phải kể đến đề xuất ghê gớm gần đây của công an là cán bộ thi hành công vụ được quyền bắn chết ngay những ai có hành vi bị cho là nghiêm trọng đe dọa họ. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền nổ súng vào dân và dự thảo nói trên nếu được chấp thuận sẽ không khác nào bản án tử hình khỏi qua xét xử. Từ bao năm nay, CA đã giết gần cả trăm người dân vô tội mà không hề bị quy trách nhiệm. Trước viễn ảnh toàn dân rồi đây có thể sẽ phải xuống đường chống lại HP quái đản lẫn chế độ CS hung tàn và do đó coi như đe dọa sự sống còn của đảng, đặc biệt của các đảng viên cán bộ đang gây ra tội ác với tổ quốc và đồng bào, dự thảo “xử lý tức thì” này phải chăng là 1 chiến thuật trong chiến cuộc đang đến hồi khốc liệt giữa đảng với toàn dân?
(bài đăng trên LyTuongNguoiViet)


Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Myanmar: Hậu quả nào nếu phe đối lập tự chia rẽ?

000_Hkg8143201-305.jpg
Lãnh đạo đảng đối lập Aung San Suu Kyi (P) phát biểu kỷ niệm 65 năm độc lập của Myanmar tại trụ sở của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) hôm 04/1/2013
Tại đất nước chỉ bị cách biệt Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, nếu quả thực đảng cầm quyền đã xác định cần phải thay đổi, nới rộng dân chủ và chia sẻ quyền lực chính trị, thì sự chia rẽ của những người đối lập, dù mới chỉ là mầm mống, không những làm ảnh hưởng đến tương lai của đảng đối lập mà nguy hiểm hơn cả là sẽ đẩy dân tộc vào một ngã rẽ chia rẽ mới.
Tiền đề nguy hiểm

Không tránh khỏi lối mòn phân tán quyền lực và hoang mang về ý thức hệ của đảng cầm quyền vào thời kỳ cuối cùng, nội bộ của đảng phái đối lập chính ở Myanmar cũng đang lâm vào một giai đoạn của những tiền đề nguy hiểm: cạnh tranh quyền bính với nhau trong điều kiện còn chưa tiếp quản được chính quyền.

Đại hội đầu tiên vào đầu tháng 3/2013 của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã bộc lộ cái yếu điểm chết người như thế. Cũng là lần đầu tiên kể từ khi thoát khỏi chế độ quản thúc vào cuối năm 2010, nữ chính trị gia Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi phải lên tiếng khẩn thiết kêu gọi sự đoàn kết trong nội bộ của đảng này để tránh tình trạng xâu xé do tranh giành quyền lực.

Thật đáng xấu hổ! Như câu tục ngữ cải biên “Tre không chịu già làm sao măng mọc”, tại đất nước chỉ bị cách biệt Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, một số thành viên của đảng đối lập dù đã thọ đến bát tuần nhưng vẫn không hề có ý định nhường chỗ cho giới trẻ - những người được xem là sâu sát hơn với thực trạng của quốc gia.

“Tinh thần huynh đệ rất quan trọng, và nếu Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã vững mạnh trong quá khứ, đó là nhờ vào tinh thần đồng chí” – San Suu Kyi tha thiết. Phát biểu trước cử tọa trong đại hội đảng đối lập, bà cũng công khai thừa nhận “đã có tranh chấp” nội bộ trong những tháng gần đây, và thành khẩn kêu gọi các đại biểu “tự kềm chế”, không xâu xé nhau vì chỗ đứng.

Một trong những nhà quan sát khắt khe trên thế giới - hãng tin AFP của Pháp - cũng lo ngại một cách chân thành cho phong trào tranh đấu dân chủ còn trong phôi thai ở Myanmar. Thậm chí trước đại hội đảng đối lập, có đến bốn thành viên quan trọng bị trục xuất và không được quyền tham dự. Một trong bốn nhân vật này, luật sư 66 tuổi Khin Maung Shein, đã tỏ ý rất bực tức: “Lẽ ra việc đó không được phép xảy ra, vì không tốt cho cả người lãnh đạo cũng như cho toàn đảng. Và đà này, nếu tiếp tục, sẽ tác hại đến tương lai của đảng”.

Điều được gọi là “tương lai của đảng” lại có tính quyết định đối với vận mệnh hồi sinh của đất nước bị coi là thuộc loại nghèo đói và đã từng mất dân chủ nhất thế giới này. Với tư cách là một đối trọng lớn nhất đối với đảng cầm quyền của tổng thống Thein Sein, làm sao những người Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có thể nghiễm nhiên tiến tới cuộc bầu cử quốc hội và cũng là bầu tổng thống vào năm 2015 với hành trang ganh tỵ, đố kỵ, nói xấu lẫn nhau, kể cả việc bắt đầu dùng đến thủ đoạn chính trị để triệt hạ nhau như một thứ vũ khí chẳng liên quan gì với mười điều cấm của Đức Phật?
Làm gì?


Các đại biểu thuộc đảng đối lập Phong trào Toàn quốc vì Nền Dân chủ Miến Điện NLD ở Miến Điện trong cuộc họp đầu tiên của NLD tại Royal Rose Hall ở Yangon ngày 08 tháng 3 năm 2013. AFP photo.
Hãy cẩn thận, cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và cải cách chính trị ở Myanmar đã mất ít nhất hai chục năm dằn vặt và khắc khoải trong áp chế, nhưng có thể chỉ tốn hai năm chia rẽ là toàn bộ công sức và thành quả trước đó sẽ bị từ chối. Không chỉ kém cạnh về thế lực so với đảng cầm quyền, cái nghiệt ngã nhất có thể xảy đến với những người đối lập một khi họ không biết cách tự kềm chế tham vọng quyền lực của mình nơi hiện tại, và sẽ bị chính lớp dân chúng cùng đinh từ chối vai trò của họ trong tương lai.

Được “xóa án” và chuyển từ đấu tranh bí mật sang tranh đấu công khai bởi những động thái không chủ yếu đến từ chính trường quốc tế, mà bởi chính thái độ tự chuyển biến về tư tưởng và tự biến đổi về hành động của những người trong đảng cầm quyền như Thein Sein, các thành viên của phe đối lập có thể đã rơi vào một trạng thái choáng ngợp bởi tâm thế tự do đột ngột - một dạng thái chân không chính trị. Khá nhanh chóng tiếp nhận những quyết định “không tưởng” từ phía chính quyền như phóng thích vô điều kiện tù nhân lương tâm, hủy bỏ đạo luật trấn áp những người bất đồng chính kiến, hòa giải dân tộc và cho phe đối lập tham gia bầu cử bổ sung vào quốc hội, lần đầu tiên từ nửa thế kỷ qua cho phát hành báo chí tư nhân…, những người đối lập có vẻ đã không thật bình tâm và sáng suốt trước câu hỏi “Làm gì?” - như tựa đề một tác phẩm chính luận của lãnh tụ vô sản người Nga Vladimir Ilich Lenin.

Làm gì? Nếu quả thực đảng cầm quyền đã xác định cần phải thay đổi, nới rộng dân chủ và chia sẻ quyền lực chính trị nhằm tạo nên hình ảnh dễ chịu hơn của Myanmar trên trường quốc tế, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là nhằm tránh cho đất nước này một cuộc đổ máu vô ích do bạo loạn nổi lên từ lớp dân chúng cùng khốn, liệu những người có một xác suất nào đó để thay thế đảng cầm quyền vào năm 2015 có thể chấp chính một cách thuần thục, ít nhất trên phương diện điều hành nền hành chính quốc gia?

Có quá nhiều công việc và vấn nạn như y tế, giáo dục, tình trạng kém phát triển, tệ nạn tham nhũng cần phải giải quyết trong bối cảnh đất nước chịu cảnh ngổn ngang xã hội và giao thời chính trị. Thế nhưng chắc hẳn một số thành viên của phe đối lập tại Myanmar sẽ không mấy hài lòng khi chứng kiến một đánh giá từ con mắt chuyên nghiệp chính trị như AFP: Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ chưa có đủ khả năng đảm trách công việc lãnh đạo đất nước.

Chỉ cách trường hợp Myanmar vài năm, tình cảnh ở các nước Bắc Phi như Tunisie, Ai Cập và Libya sau “Mùa xuân Ả Rập” vẫn còn gần như nguyên vẹn trong buổi giao thời của lớp chính trị gia mới luôn bị khúc mắc bởi sự đánh đố “Làm gì?”.

Và của cả những chính khách mới nổi hoàn toàn không biết phải làm gì.

Sẽ không thể thỏa mãn được câu hỏi “Làm gì cho dân tộc?” nếu không biết tự kềm chế tham vọng chính trị và vô số sân si phát sinh trong hoàn cảnh mới. Sự chia rẽ của những người đối lập, dù mới chỉ là mầm mống, không những làm ảnh hưởng đến tương lai của đảng đối lập mà nguy hiểm hơn hết là sẽ đẩy dân tộc vào một ngã rẽ chia rẽ mới.

Với một cách nhìn khác, những người Việt không có nhiều thành tích về đoàn kết vào thời bình của dân tộc, liệu có tránh thoát được cái ngã rẽ khắc nghiệt ấy?


(theo RFA)

Giang bị "ra rìa"


Cập nhật: 09:31 GMT - chủ nhật, 17 tháng 3, 2013

Giang Trạch Dân được cho là can thiệp sâu vào việc sắp xếp nhân sự tại Đại hội 18


Việc Lý Nguyên Triều được đưa vào ghế phó chủ tịch nước là một dấu hiệu nữa cho thấy ảnh hưởng của nhà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đối với thế hệ lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang suy giảm.

Đây là nhận định do BBC Monitoring, bộ phận theo dõi và phân tích thời sự của BBC, đưa ra sau kỳ họp Quốc hội để hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc.
Nói ‘không’ với Giang

Ông Lý, ủy viên Bộ chính trị và từng là trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, được biết đến là người có đầu óc cải cách và thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cầm Đào, người vừa từ nhiệm cách nay vài ngày.

Trước đó, người ta đã từng tin rằng ông Lý ‘đã thất sủng’ khi không vào được cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên tại Đại hội Đảng lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.

Có tin cho rằng các vị nguyên lão trong Đảng, dẫn đầu là cựu chủ tịch Giang, đã phản đối ông Lý Nguyên Triều.

Nhưng giờ đây nhiều người đã bất ngờ khi ông Lý trở thành phó chủ tịch nước. Mặc dù chỉ là một chức danh mang tính lễ nghi, nhưng kể từ năm 1998 trở đi phó chủ tịch nước luôn phải là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Theo hãng tin Anh Reuters, Tân Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chống lại một chiến dịch vận động của Giang Trạch Dân để đưa ông Lưu Vân Sơn lên nắm chiếc ghế này.

Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và trước đây nắm bộ máy tuyên giáo của Đảng.

“Đây là quyết định của ông Tập và là một dấu hiệu cho thấy ông ta đủ sức mạnh để có thể nói ‘không’ với ông Giang,” Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết.

Giang Trạch Dân, nay đã 86 tuổi, đã không nắm bất cứ vị trí chính thức nào kể từ năm 2004. Tuy nhiên bất chấp tuổi cao sức yếu, ông vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường trong suốt thời gian cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm và cũng là đối thủ của ông.

Với kết quả của Đại hội 18, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng ‘Thượng Hải Đảng’ của ông Giang, vốn từng là bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã chiến thắng trong cuộc đấu đá quyền lực khi các đồng minh của ông áp đảo trong cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị mới.
Giáng cấp đột ng̣ột

Cái cách mà truyền thông Trung Quốc lâu nay nêu tên ông Giang lên trước hầu hết các ủy viên đương nhiệm của Thường vụ Bộ Chính trị mỗi khi Giang xuất hiện dường như là minh chứng cho điều này.

Hôm 27/11, tức là không lâu sau khi Đại hội 18 kết thúc, tên ông Giang chỉ đứng sau các ông Hồ và Tập và đứng trước Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bản tin của Tân Hoa Xã về tang lễ của Giám mục Đinh Quang Huấn.

Tuy nhiên đã có thay đổi không lâu sau đó, Hôm 21/1, tại lễ tang của Tướng Dương Bạch Băng, tên tuổi ông Giang đã bị đưa ra phía sau Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và tất cả các tân ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Việc giáng cấp đột ngột này ngay lập tức đã gây chú ý cho giới truyền thông và cộng đồng mạng.

Hai ngày sau, truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng chính Giang Trạch Dân đã yêu cầu thay đổi như thế và đó là một hành động thể hiện ‘đạo đức gương mẫu, phẩm giá và cách nghĩ thoáng đạt của một người cộng sản’.

Tuy nhiên, hành động ‘gương mẫu’ này đã từng được Hồ Cầm Đào thực hiện trước đó hơn hai tháng.
 
Hồ Cẩm Đào là người được Đặng Tiểu Bình chọn để kế nhiệm Giang Trạch Dân
Không giống như Giang Trạch Dân, vốn vẫn nắm ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm gần hai năm nữa sau khi đã xuống ghế tổng bí thư Đảng hồi năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã nhường lại cả vị trí lãnh đạo Đảng và Quân ủy ngay tại Đại hội 18.

Tập Cận Bình đã không tiếc lời khen ngợi Hồ Cẩm Đào cho hành động này.

“Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội’ và thể hiện ‘đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí,’ Tập Cận Bình từng phát biểu.

Vào lúc đó, việc Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn được rất nhiều người hiểu là ông đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực với Giang Trạch Dân.
Nước cờ cao?

Tuy nhiên giờ đây nhiều nhà phân tích tin rằng đây là một nước cờ chiến lược nhằm để kiềm chế ảnh hưởng của Giang Trạch Dân và các vị nguyên lão khác.

“Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự,” Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong, nói với hãng tin Pháp AFP.

Ông Tập đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của ông Giang?
Tuy nhiên, nếu như Giang Trạch Dân bị buộc phải chấm dứt can thiệp quá mức vào nội tình Đảng, thì chắc chắn ông vẫn còn thể giật dây sau hậu trường thông qua các đồng minh của ông đã được đặt vào Thường vụ Bộ Chính trị chứ?

Khi Đại hội 18 kết thúc, nhiều nhà phân tích cho rằng liên minh giữa ‘Thượng Hải Đảng’ và ‘Thái tử Đảng’ đã giành thế đa số với tỷ số 6-1 trước ‘Đoàn phái’, tức những nhân vật đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, của ông Hồ Cẩm Đào vốn chỉ có mỗi ông Lý Khắc Cường.

Tuy nhiên, suy nghĩ cho rằng Tập Cận Bình là một trong các đồng minh của Giang Trạch Dân đang ngày càng trở nên xa vời.

Việc ông Tập lựa chọn Lý Nguyên Triều làm phó chủ tịch bất chấp sự phản đối của Giang dường như là nỗ lực mới nhất của Tập để chứng minh rằng ông chỉ làm theo quyết định của mình.
Liên minh Tập-Hồ?

Việc Tập Cận Bình chọn đồng minh của Hồ Cẩm Đào chứ không chọn người mà Giang Trạch Dân ủng hộ cũng cho thấy rằng có thể Tập đang cùng với phe ông Hồ tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của ông Giang.

Tất cả những ủy viên còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị, ngay cả khi tất cả đều trung thành với Giang, cũng không thể đối trọng lại với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nhân vật số 1 và số 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Trong vòng những tháng qua, truyền thông Trung Quốc chỉ tập trung đưa tin về các bài diễn văn và các chuyến công cán về địa phương của hai ông Tập và Lý. Còn tất cả năm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại hầu như không được nhắc đến, nhật báo Apple Daily của Hong Kong cho biết.

Tờ báo này nhận định rằng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Nếu quả đúng như thế thì ‘thắng lợi to lớn’ của phe Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng bốn tháng trước bây giờ hóa ra chỉ là chiến thắng hão.

(theo BBC)

CÁCH CÔNG AN ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI DÂN GÂY CĂM PHẪN TRÊN MẠNG


VOA 60 - HOA KỲ