Cập nhật: 09:31 GMT - chủ nhật, 17 tháng 3, 2013
Giang Trạch Dân được cho là can thiệp sâu vào việc sắp xếp nhân sự tại Đại hội 18 |
Việc Lý Nguyên Triều được đưa vào ghế phó chủ tịch nước là một dấu hiệu nữa cho thấy ảnh hưởng của nhà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đối với thế hệ lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang suy giảm.
Đây là nhận định do BBC Monitoring, bộ phận theo dõi và phân tích thời sự của BBC, đưa ra sau kỳ họp Quốc hội để hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc.
Nói ‘không’ với Giang
Ông Lý, ủy viên Bộ chính trị và từng là trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, được biết đến là người có đầu óc cải cách và thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cầm Đào, người vừa từ nhiệm cách nay vài ngày.
Trước đó, người ta đã từng tin rằng ông Lý ‘đã thất sủng’ khi không vào được cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên tại Đại hội Đảng lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.
Có tin cho rằng các vị nguyên lão trong Đảng, dẫn đầu là cựu chủ tịch Giang, đã phản đối ông Lý Nguyên Triều.
Nhưng giờ đây nhiều người đã bất ngờ khi ông Lý trở thành phó chủ tịch nước. Mặc dù chỉ là một chức danh mang tính lễ nghi, nhưng kể từ năm 1998 trở đi phó chủ tịch nước luôn phải là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Theo hãng tin Anh Reuters, Tân Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chống lại một chiến dịch vận động của Giang Trạch Dân để đưa ông Lưu Vân Sơn lên nắm chiếc ghế này.
Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và trước đây nắm bộ máy tuyên giáo của Đảng.
“Đây là quyết định của ông Tập và là một dấu hiệu cho thấy ông ta đủ sức mạnh để có thể nói ‘không’ với ông Giang,” Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Giang Trạch Dân, nay đã 86 tuổi, đã không nắm bất cứ vị trí chính thức nào kể từ năm 2004. Tuy nhiên bất chấp tuổi cao sức yếu, ông vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường trong suốt thời gian cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm và cũng là đối thủ của ông.
Với kết quả của Đại hội 18, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng ‘Thượng Hải Đảng’ của ông Giang, vốn từng là bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã chiến thắng trong cuộc đấu đá quyền lực khi các đồng minh của ông áp đảo trong cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị mới.
Giáng cấp đột ng̣ột
Cái cách mà truyền thông Trung Quốc lâu nay nêu tên ông Giang lên trước hầu hết các ủy viên đương nhiệm của Thường vụ Bộ Chính trị mỗi khi Giang xuất hiện dường như là minh chứng cho điều này.
Hôm 27/11, tức là không lâu sau khi Đại hội 18 kết thúc, tên ông Giang chỉ đứng sau các ông Hồ và Tập và đứng trước Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bản tin của Tân Hoa Xã về tang lễ của Giám mục Đinh Quang Huấn.
Tuy nhiên đã có thay đổi không lâu sau đó, Hôm 21/1, tại lễ tang của Tướng Dương Bạch Băng, tên tuổi ông Giang đã bị đưa ra phía sau Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và tất cả các tân ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Việc giáng cấp đột ngột này ngay lập tức đã gây chú ý cho giới truyền thông và cộng đồng mạng.
Hai ngày sau, truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng chính Giang Trạch Dân đã yêu cầu thay đổi như thế và đó là một hành động thể hiện ‘đạo đức gương mẫu, phẩm giá và cách nghĩ thoáng đạt của một người cộng sản’.
Tuy nhiên, hành động ‘gương mẫu’ này đã từng được Hồ Cầm Đào thực hiện trước đó hơn hai tháng.
Đây là nhận định do BBC Monitoring, bộ phận theo dõi và phân tích thời sự của BBC, đưa ra sau kỳ họp Quốc hội để hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc.
Nói ‘không’ với Giang
Ông Lý, ủy viên Bộ chính trị và từng là trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, được biết đến là người có đầu óc cải cách và thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cầm Đào, người vừa từ nhiệm cách nay vài ngày.
Trước đó, người ta đã từng tin rằng ông Lý ‘đã thất sủng’ khi không vào được cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên tại Đại hội Đảng lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.
Có tin cho rằng các vị nguyên lão trong Đảng, dẫn đầu là cựu chủ tịch Giang, đã phản đối ông Lý Nguyên Triều.
Nhưng giờ đây nhiều người đã bất ngờ khi ông Lý trở thành phó chủ tịch nước. Mặc dù chỉ là một chức danh mang tính lễ nghi, nhưng kể từ năm 1998 trở đi phó chủ tịch nước luôn phải là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Theo hãng tin Anh Reuters, Tân Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chống lại một chiến dịch vận động của Giang Trạch Dân để đưa ông Lưu Vân Sơn lên nắm chiếc ghế này.
Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và trước đây nắm bộ máy tuyên giáo của Đảng.
“Đây là quyết định của ông Tập và là một dấu hiệu cho thấy ông ta đủ sức mạnh để có thể nói ‘không’ với ông Giang,” Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Giang Trạch Dân, nay đã 86 tuổi, đã không nắm bất cứ vị trí chính thức nào kể từ năm 2004. Tuy nhiên bất chấp tuổi cao sức yếu, ông vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường trong suốt thời gian cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm và cũng là đối thủ của ông.
Với kết quả của Đại hội 18, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng ‘Thượng Hải Đảng’ của ông Giang, vốn từng là bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã chiến thắng trong cuộc đấu đá quyền lực khi các đồng minh của ông áp đảo trong cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị mới.
Giáng cấp đột ng̣ột
Cái cách mà truyền thông Trung Quốc lâu nay nêu tên ông Giang lên trước hầu hết các ủy viên đương nhiệm của Thường vụ Bộ Chính trị mỗi khi Giang xuất hiện dường như là minh chứng cho điều này.
Hôm 27/11, tức là không lâu sau khi Đại hội 18 kết thúc, tên ông Giang chỉ đứng sau các ông Hồ và Tập và đứng trước Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bản tin của Tân Hoa Xã về tang lễ của Giám mục Đinh Quang Huấn.
Tuy nhiên đã có thay đổi không lâu sau đó, Hôm 21/1, tại lễ tang của Tướng Dương Bạch Băng, tên tuổi ông Giang đã bị đưa ra phía sau Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và tất cả các tân ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Việc giáng cấp đột ngột này ngay lập tức đã gây chú ý cho giới truyền thông và cộng đồng mạng.
Hai ngày sau, truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng chính Giang Trạch Dân đã yêu cầu thay đổi như thế và đó là một hành động thể hiện ‘đạo đức gương mẫu, phẩm giá và cách nghĩ thoáng đạt của một người cộng sản’.
Tuy nhiên, hành động ‘gương mẫu’ này đã từng được Hồ Cầm Đào thực hiện trước đó hơn hai tháng.
Hồ Cẩm Đào là người được Đặng Tiểu Bình chọn để kế nhiệm Giang Trạch Dân |
Không giống như Giang Trạch Dân, vốn vẫn nắm ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm gần hai năm nữa sau khi đã xuống ghế tổng bí thư Đảng hồi năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã nhường lại cả vị trí lãnh đạo Đảng và Quân ủy ngay tại Đại hội 18.
Tập Cận Bình đã không tiếc lời khen ngợi Hồ Cẩm Đào cho hành động này.
“Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội’ và thể hiện ‘đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí,’ Tập Cận Bình từng phát biểu.
Vào lúc đó, việc Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn được rất nhiều người hiểu là ông đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực với Giang Trạch Dân.
Nước cờ cao?
Tuy nhiên giờ đây nhiều nhà phân tích tin rằng đây là một nước cờ chiến lược nhằm để kiềm chế ảnh hưởng của Giang Trạch Dân và các vị nguyên lão khác.
“Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự,” Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong, nói với hãng tin Pháp AFP.
Tập Cận Bình đã không tiếc lời khen ngợi Hồ Cẩm Đào cho hành động này.
“Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội’ và thể hiện ‘đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí,’ Tập Cận Bình từng phát biểu.
Vào lúc đó, việc Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn được rất nhiều người hiểu là ông đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực với Giang Trạch Dân.
Nước cờ cao?
Tuy nhiên giờ đây nhiều nhà phân tích tin rằng đây là một nước cờ chiến lược nhằm để kiềm chế ảnh hưởng của Giang Trạch Dân và các vị nguyên lão khác.
“Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự,” Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong, nói với hãng tin Pháp AFP.
Ông Tập đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của ông Giang? |
Tuy nhiên, nếu như Giang Trạch Dân bị buộc phải chấm dứt can thiệp quá mức vào nội tình Đảng, thì chắc chắn ông vẫn còn thể giật dây sau hậu trường thông qua các đồng minh của ông đã được đặt vào Thường vụ Bộ Chính trị chứ?
Khi Đại hội 18 kết thúc, nhiều nhà phân tích cho rằng liên minh giữa ‘Thượng Hải Đảng’ và ‘Thái tử Đảng’ đã giành thế đa số với tỷ số 6-1 trước ‘Đoàn phái’, tức những nhân vật đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, của ông Hồ Cẩm Đào vốn chỉ có mỗi ông Lý Khắc Cường.
Tuy nhiên, suy nghĩ cho rằng Tập Cận Bình là một trong các đồng minh của Giang Trạch Dân đang ngày càng trở nên xa vời.
Việc ông Tập lựa chọn Lý Nguyên Triều làm phó chủ tịch bất chấp sự phản đối của Giang dường như là nỗ lực mới nhất của Tập để chứng minh rằng ông chỉ làm theo quyết định của mình.
Liên minh Tập-Hồ?
Việc Tập Cận Bình chọn đồng minh của Hồ Cẩm Đào chứ không chọn người mà Giang Trạch Dân ủng hộ cũng cho thấy rằng có thể Tập đang cùng với phe ông Hồ tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của ông Giang.
Tất cả những ủy viên còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị, ngay cả khi tất cả đều trung thành với Giang, cũng không thể đối trọng lại với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nhân vật số 1 và số 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Trong vòng những tháng qua, truyền thông Trung Quốc chỉ tập trung đưa tin về các bài diễn văn và các chuyến công cán về địa phương của hai ông Tập và Lý. Còn tất cả năm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại hầu như không được nhắc đến, nhật báo Apple Daily của Hong Kong cho biết.
Tờ báo này nhận định rằng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Nếu quả đúng như thế thì ‘thắng lợi to lớn’ của phe Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng bốn tháng trước bây giờ hóa ra chỉ là chiến thắng hão.
Khi Đại hội 18 kết thúc, nhiều nhà phân tích cho rằng liên minh giữa ‘Thượng Hải Đảng’ và ‘Thái tử Đảng’ đã giành thế đa số với tỷ số 6-1 trước ‘Đoàn phái’, tức những nhân vật đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, của ông Hồ Cẩm Đào vốn chỉ có mỗi ông Lý Khắc Cường.
Tuy nhiên, suy nghĩ cho rằng Tập Cận Bình là một trong các đồng minh của Giang Trạch Dân đang ngày càng trở nên xa vời.
Việc ông Tập lựa chọn Lý Nguyên Triều làm phó chủ tịch bất chấp sự phản đối của Giang dường như là nỗ lực mới nhất của Tập để chứng minh rằng ông chỉ làm theo quyết định của mình.
Liên minh Tập-Hồ?
Việc Tập Cận Bình chọn đồng minh của Hồ Cẩm Đào chứ không chọn người mà Giang Trạch Dân ủng hộ cũng cho thấy rằng có thể Tập đang cùng với phe ông Hồ tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của ông Giang.
Tất cả những ủy viên còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị, ngay cả khi tất cả đều trung thành với Giang, cũng không thể đối trọng lại với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nhân vật số 1 và số 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Trong vòng những tháng qua, truyền thông Trung Quốc chỉ tập trung đưa tin về các bài diễn văn và các chuyến công cán về địa phương của hai ông Tập và Lý. Còn tất cả năm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại hầu như không được nhắc đến, nhật báo Apple Daily của Hong Kong cho biết.
Tờ báo này nhận định rằng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Nếu quả đúng như thế thì ‘thắng lợi to lớn’ của phe Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng bốn tháng trước bây giờ hóa ra chỉ là chiến thắng hão.
(theo BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét